Sáo Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, và được phân loại dựa vào: chất liệu, khu vực dân tộc, loại nhạc… Dưới đây là các loại sáo phổ biến nhất ở Trung Quốc mà người chơi nên biết.
Sáo Trung Quốc dựa theo hình dáng cấu tạo
Sáo Trung Quốc phân theo hình dáng cấu tạo sẽ có hai loại chính là: Long đẩu địch và Tháp khẩu địch. Trong đó, loại sáo Long đẩu địch được cấu tạo với đầu sáo là hình một chiếc đầu rồng, thân sáo cũng được khắc hình con rồng.
Còn đối với loại sáo Tháp khẩu địch thì được cấu tạo với lỗ thổi chen vào ở giữa. Sáo này được thiết kế nhằm thể hiện sự tôn kính với nhà vua với cách thổi là hai tay đan chéo vào nhau.
Sáo Trung Quốc được phân thành 2 loại dựa vào hình dáng cấu tạo
Sáo Trung Quốc dựa theo kích thước
Sáo xích bát chính là loại sao truc trung quoc được phân loại dựa theo kích thước. Hiện nay, loại nhạc cụ này khá phổ biến ở Nhật Bản, tuy nhiên nguồn gốc chính của nó là thuộc thời Đường (Trung Quốc).
Sở dĩ sáo có tên là xích bát vì xích ở đây có nghĩa là 8 thốn, tức khoảng 0,6m. Loại sáo này hiện nay vẫn còn khá phổ biến ở một số tỉnh của Trung Quốc như: Phúc Kiến, Nam An nhưng được gọi với tên là động tiêu.
Sáo xích bát ngày nay được gọi là động tiêu
Sáo Trung Quốc dựa theo chất liệu
Dựa theo chất liệu thì sáo Trung Quốc được chia thành các loại khá phổ biến như: sáo trúc, sáo ngọc, sáo sắt, sáo đồng… Trong đó, sáo đồng là loại sáo xuất hiện từ lâu đời nhất, theo ghi chép thì có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Sáo Trung Quốc dựa theo khu vực và dân tộc
Khương địch và Động địch chính là hai loại sáo phổ biến nhất của Trung Quốc được phân loại dựa trên khu vực và dân tộc. Trong đó, sáo Khương địch có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên, còn sáo Động địch có nguồn gốc chính từ tỉnh Quảng Tây thuộc dân tộc Động.
Sáo Trung Quốc dựa theo điển cố, điển tích
Dựa theo các câu chuyện của truyền thuyết Trung Quốc thì người ta chia sáo thành hai loại là Tử tư địch và Kha đình địch. Trong đó, sáo Tử tư địch được bắt nguồn từ truyền thuyết về cây sáo nổi tiếng của người ăn xin Ngũ Tử tư.
Dựa vào truyền thuyết, sáo Trung Quốc được chia làm 2 loại
Còn cây sáo Kha đình địch thì bắt nguồn từ câu chuyện của một cô gái tên là Thái Văn Cô – con gái của đại thần Thái Ung đời Hán. Cô gái này một lần đến Chiết Giang đã vô tình phát hiện được 16 thanh trúc và tự làm thành một cây sáo, rồi đặt tên theo tên của chủ quán.
Với những thông tin về nguồn gốc ra đời của các loại sáo phổ biến ở Trung Quốc nêu trên, người chơi có thể có thêm được những kiên thức bổ ích trong quá trình học thổi sáo của mình.
Nguồn: muasaotruc.com
Chúc bạn thành công!
>>Xem thêm:
Những gợi ý cho người mới bắt đầu chọn mua sáo
Tiện lợi cùng bàn ăn gỗ tròn xoay
Các bài viết liên quan: