Trước khi đăng ký một nhãn hiệu cho một hàng hóa hay dịch vụ bạn thường băn khoăn và cảm thấy lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và không biết cần lưu ý những gì để việc đăng ký nhãn hiệu đạt kết quả nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Chính vì thế mà bài viết dưới đây của thutucdangky.com sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Điều kiện để được đăng ký nhãn hiệu
Điều kiện được đăng ký nhãn hiệu khi dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được – chữ cái, hình vẽ, hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
Hay dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu khác.
Việc cần làm trước khi đăng ký nhãn hiệu
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa được bất kỳ ai đăng ký để tránh tình trạng đầu tư công sức và chi phí vô ích.
Bạn có thể tự mình tra cứu những thông tin về các nhãn hiệu đó đã có chủ sở hữu hay chưa qua những nguồn thông tin sau:
+ Báo Sở hữu công nghiệp phát hành bởi Cục sở hữu trí tuệ
+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu công bố trên internet
+Sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ nhưng với điều kiện phải nộp phí dịch vụ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
– Mẫu nhãn hiệu
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp
– Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế
– Những tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương trong trường hợp trên nhãn hiệu có những thông tin đó
– Bản gốc giấy ủy quyền
– Chứng từ nộp phí nộp đơn
>>Xem thêm: Những thủ tục khi thành lập công ty cổ phần
dịch tên công ty sang tiếng anh”
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở đâu
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, Đại diện sở hữu trí tuệ hoặc bạn cũng có thể gửi qua đường bưu điện.
Được phép đăng ký nhãn hiệu khi
Cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động kinh doanh hợp pháp có thể đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất và kinh doanh.
Trong trường hợp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng lại do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó nữa.
Ngoài ra đối với những nhãn hiệu tập thể thì quyền nộp đơn đăng ký thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể đó cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Thời hạn làm thủ tục đăng ký
Nếu không gặp trở ngại gì trong quá trình đăng ký thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp trong khoản từ 12 đến 15 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Bởi khi nộp đơn phải trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất – xét nghiệm hình thức (3 tháng), giai đoạn thứ hai – xét nghiệm nội dung (từ 9 đến 12 tháng) và giai đoạn thứ 3 – cấp và công bố Văn bằng bảo hộ (1 tháng)
>>Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần
Các bài viết liên quan: