Tin tức

Quy định về thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là công việc quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện. Để giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được thời hạn và địa điểm nhận báo cáo tài chính, trong bài viết này sẽ tổng hợp chi tiết nhất quy định về thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp.

Quy định hiện hành về việc nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 80 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC đã quy định rõ về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ thì nơi nhận báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp chính là cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê. Còn đối với các doanh nghiệp có trụ sở nằm trong khi chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định thì còn phải nộp báo cáo tài chính năm cho ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

báo cáo tài chính

Tại Điều 110 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì quy định chi tiết về nơi nhận báo cáo tài chính như sau:

Hạn chót sử dụng hóa đơn điện tử là khi nào?

a Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

Hạn chót sử dụng hóa đơn điện tử là khi nào?

– Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

– Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

b. Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

c. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

d. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

e. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp BCTC là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

g. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp BCTC theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp BCTC cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

h. Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế  xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.
https://thutucdangky.com/

 

Bookmark and Share Các bài viết liên quan:
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phổ biến

To Top