Khi tham gia giao thông người điều khiển xe máy nên mang theo những giấy tờ nào? Nếu quên mang giấy tờ xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Đây là những câu hỏi được khá nhiều quan tâm và tìm kiếm nhiều trong thời gian vừa qua. Bài viết dưới đây của cứu hộ xe máy giá rẻ tại Hà Nội sẽ cho bạn lời giải đáp nhé!
Các loại giấy tờ khi tham gia giao thông bằng xe máy nên mang theo
Theo quy định ở khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện xe máy phải mang theo các loại giấy tờ sau:
-
Giấy đăng ký xe (cà-vẹt xe)
-
Giấy phép lái xe đối với người điều khiển phương tiện xe máy
-
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe)
Quên mang giấy tờ xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, quy định về mức phạt đối người điều khiển phương tiện mà quên mang theo giấy tờ xe máy như sau:
Mức phạt lỗi quên mang đăng ký xe (Cà-vẹt xe)
Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Điểm b Khoản 2 Điều 21).
Theo Điều 82 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 100, ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, người điều khiển xe đôi khi còn bị tạm giữ phương tiện nhằm ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Những trường hợp tạm giữ phương tiện liên quan đến đăng ký xe bao gồm:
Không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc dùng giấy đăng ký xe hết hạn sử dụng.
Sử dụng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mức phạt lỗi quên mang bằng lái xe máy
Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm c Khoản 2 Điều 21).
Lưu ý:
Với lỗi không mang giấy phép lái xe, cảnh sát giao thông có quyền áp dụng hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện bên cạnh việc phạt hành chính (Căn cứ khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ lập biên bản vi phạm hành chính khi không có GPLX và tạm giữ phương tiện theo quy định.
Thời hạn tạm giữ phương tiện được tuân theo quy định khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày tính từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có những tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
Trong thời hạn hẹn tới giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình là có GPLX thì cảnh sát đưa ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo GPLX. Trong trường hợp quá thời hạn hẹn giải quyết người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình GPLX được thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt đối với hành vi không có GPLX.
Mức phạt không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, loại xe tương tự xe mô tô và những loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền 100.000 – 200.000đ (Điểm a Khoản 2 Điều 21).
Trên đây là những thông tin về các loại giấy tờ cần thiết khi bạn tham gia giao thông bằng xe máy. Đồng thời bài viết cũng giúp bạn biết được các mức phạt khi quên mang giấy tờ xe máy là bao nhiêu. Hy vọng với những thông tin của dịch vụ cứu hộ xe máy giá rẻ tại An Bình bổ ích cho bạn. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trước khi bước ra đường nhé! Nếu bạn cần tư vấn thêm hãy liên lạc Hotline: 0941.775.222
Hồ sơ học lái xe ô tô B2 gồm những gì?
Những ngôi sao bóng đá chung tay chống đại dịch Covid 19
Các bài viết liên quan: