Những hiểu biết cơ bản về bệnh đau mắt hột có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này. Biết trước được một số tác hại của nó cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn trực diện hơn vào vấn đề. Và dưới đây, bạn hãy theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu nó nhé.
Mục lục
I. Triệu chứng bệnh đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột là một căn bệnh do nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể lây lan qua các tiếp xúc với mắt, mi mắt… hoặc các vật tiếp xúc như khăn tay. Là căn bệnh nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh chuyển biến nặng.
Hình ảnh về bệnh đau mắt hột
Các triệu chứng của bệnh biến đổi và tăng lên theo từng giai đoạn của bệnh
Khởi phát
Bệnh bắt đầu gây ngứa mắt, vùng mí mắt. Mắt bị sưng và chảy dịch sau đó.
Viêm- nang
Các mụn nhỏ xuất hiện, có thể nhìn thấy ở mặt trong mí mắt bằng kính phóng đại. Mụn này có chứa tế bào lympho (một loại bạch cầu)
Viêm- cường độ cao
Giai đoạn này cần tránh bị lây nhiễm. Mắt trở nên khó chịu do ảnh hưởng của mí mắt bị sưng và dày lên
Sẹo hóa mí mắt
Các mụn ở mắt mọc lên nhiều, lặp đi lặp lại gây tổn thương vùng đó dẫn đến sẹo hóa. Các vết sẹo xuất hiện giống các vạch trắng, đôi khi nặng làm cho mí mắt biến dạng thậm chí cụp vào trong.
Lông mi mọc ngược (chứng lông quặm)
Tình trạng sẹo ở mắt càng ngày càng nặng, lông mi mọc vào trong sẽ khiến giác mạc dễ bị trầy xước.
Đục giác mạc
Giác mạc ở giai đoạn này đã bị lông mi tác động nhiều bị tổn thương, nặng có thể làm mắt bị mờ.
II. Nguyên nhân bệnh mắt hột
Là một bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Được biết đến là bệnh lây nhiễm qua các đường tiếp xúc với mắt hoặc mũi người bệnh. Đây được coi là nguyên nhân chính gây bệnh, tuy nhiên có một số yếu tố tác động góp phần làm cho bệnh dễ mắc và trở nặng hơn.
-
Tuổi tác: Trẻ em nhất là độ tuổi từ 4 đến 6 có nguy cơ dễ mắc bệnh đau mắt hội nhất, người lớn có đề kháng cao sẽ hạn chế được bệnh này
-
Điều kiện sống thấp: Ở điều kiện nơi sống, làm việc kém… côn trùng và các loại vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào người
Vi khuẩn dễ xâm nhập nếu vệ sinh không đảm bảo
-
Vệ sinh kém: Vệ sinh là điều hết sức quan trọng không chỉ với đau mắt hột mà còn với nhiều bệnh liên quan đến vi khuẩn khác. Việc vệ sinh sạch sẽ cơ thể là điều thiết yếu để có một cơ thể khỏe mạnh. Đối với mắt, thường xuyên nhỏ mắt không chỉ giúp rửa sạch mắt mà còn chống khô mắt.
III. Tác hại của bệnh mắt hột
Bệnh đau mắt hột có biểu hiện và tình trạng tùy theo giai đoạn. Vì vậy phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ biến chứng bệnh nặng hơn.
Ở giai đoạn đầu,bệnh có thể điều trị bằng khánh sinh. Nếu các giai đoạn càng về sau, tác hại mà bệnh gây ra càng nghiêm trọng.
– Viêm kết mạc bờ mi
– Sẹo mí mắt bên trong
– Biến dạng mí mắt như mí mắt gấp bên trong hoặc lông mi mọc ngược
– Viêm loét giác mạc
– Lông xiêu, lông quặm, khô mắt.
Xem thêm: Bị khô mắt
IV. Điều trị bệnh đau mắt hột
Bệnh được điều trị tùy vào tình trạng diễn biến của bệnh. Các loại khánh sinh có thể dùng như azithromycin, thuốc tra mắt mỡ tetracyclin,… Ở trường hợp bệnh nặng dẫn đến biến chứng có thể phẫu thuật. Thường xuyên bổ sung vitamin và nhỏ mắt đều đặn.
Phát hiện và điều trị bệnh đau mắt hột sớm tránh biến chứng
V. Phòng ngừa
Bệnh đau mắt hột có khả năng tái phát. Muốn hạn chế khả năng mắc đau mắt hột, bạn cần tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa như:
- Cải thiện vệ sinh môi trường: vệ sinh cá nhân bằng nước sạch, nhà vệ sinh sạch sẽ, các chuồng gia súc thoáng và xa nơi ở càng tốt…
- Quản lý chất thải phù hợp: Xử lý chất thải gia đình đúng cách và sạch sẽ
- Bỏ thói quen dụi tay lên mắt: nhất là khi tay không sạch, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào mắt. Tạo thói quen dùng nước nhỏ mắt để vệ sinh mắt.
Thuốc nhỏ mắt Luvis có chứa HA(Hyaluronate) – Hoạt chất số một trong điều trị khô mắt được các Bác sĩ khuyên dùng. Với các đặc điểm nổi trội như
Không chứa chất bảo quản, dung lượng tốt, sản phẩm là sự lựa chọn thích hợp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Luvis bảo vệ sức khỏe đôi mắt bạn
Hãy bảo vệ mắt của bạn thật tốt. Tự có ý thức phòng ngừa bệnh đau mắt hột là một suy nghĩ sẽ giúp bảo vệ bạn và cả những người thân trong gia đình. Mong rằng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này. Cảm ơn bạn vì đã để chúng tôi giúp bạn.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tạm ngừng kinh doanh cần biết những thủ tục gì?
>>> Những thủ tục cần biết khi làm lại chứng minh thư nhân dân
Các bài viết liên quan: