Chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà diễn ra khá phổ biến. Nhưng làm sau để có được sự cân bằng và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Cần chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà khi người cho thuê hoặc người thuê muốn dừng hợp đồng thuê nhà. Quá trình chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà thì người cho thuê và người thuê cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khi nào cần chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà?
Chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà xảy ra trong trường hợp hợp đồng thuê nhà đã hết hạn và phái người thuê hoặc người cho thuê không muốn tiếp tục gia hạn hợp đồng. Trường hợp thứ 2 là khi hợp đồng thuê nhà chưa hết hạn những vì một lý do nào đó bên cho thuê hoặc bên thuê muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Thanh lý hợp đồng sẽ giúp việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trở nên bài bản hơn, tránh những rủi ro, tranh chấp sau này. Ngoài ra đây cũng là căn cứ để tính chi phí, hư hại tài sản mà một trong hai bên phải chịu trách nhiệm.
Tham khảo ngay: Mẫu thông báo về việc chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà theo đúng quy định pháp luật
Những trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Đối với một số trường hợp người cho thuê hoặc người thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, cụ thể như sau:
Trong hợp đồng có điều khoản về việc một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
-
Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi:
– Bên thuê nhà chậm trễ trong quá trình thanh toán quá 3 tháng
– Bên thuê nhà sử dụng sai mục đích nhà cho thuê đã được quy định trong hợp đồng thuê nhà.
– Bên thuê nhà tự ý sửa chữa tháo dỡ, cải tạo lại nhà mà không được phép của chủ nhà.
– Bên thuê nhà tự ý cho thuê lại nhà hoặc cho người khác mượn nhà mà không được sự đồng ý của bên cho thuê.
– Bên thuê nhà gây ô nhiễm môi trường hay gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh đã được nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm quá 3 lần thì bên cho thuê cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
-
Bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi:
– Nhà thuê bị hỏng hóc, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống mà không phải do lỗi bên thuê nhà nhưng bến cho thuê không tiến hành sửa chữa, khắc phục.
– Các điều khoản về tiện ích, tiện nghi được thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà không được bên cho thuê cung cấp và đáp ứng đầy đủ.
Khi chấm dứt và thanh lý hợp đồng thuê nhà cần lưu ý những điều gì?
Trong quá trình chấm dứt hợp đồng thuê nhà, có khá nhiều yếu tố cần lưu ý để có thể đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên.
- Đối với bên cho thuê nhà:
Điều đầu tiên, bên thuê nhà cần kiểm tra tình trạng ngôi nhà so với lúc bàn giao có gì thay đổi, có những gì hỏng hóc cần sửa chữa. Sau đó tổ chức đối soát lại với bên thuê nhà với căn cứ là hợp đồng thuê nhà đã được ký kết để tính chi phí sửa chữa, thay mới một số đồ dùng mà bên thuê nhà đã làm hư hỏng hay thiệt hại.
- Đối với bên thuê nhà:
Nếu bên cho thuê là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người thuê nhà cần đề nghị bên cho thuê đứa ra lý do hợp lý và đúng với quy định của pháp luật hay trên bản hợp đồng đã thỏa thuận. Nếu bên cho thuê vi phạm điều khoản hợp đồng thì bên thuê nhà phải có biện pháp đòi đền bù thiệt hại khi bên cho thuê đã không thực hiện đúng hợp đồng.
Nếu muốn đảm bảo được quyền lợi này, bên thuê nhà cần đọc ký hợp đồng đã ký kết với bên cho thuê với đầy đủ các điều khoản bồi thường khi vi phạm hợp đồng.
Trên đây là những điều bạn cần lưu ý trong quá trình thanh ký, chấm dứt hợp đồng thuê nhà. YouHomes mong rằng quyền lợi của bạn sẽ luôn được đảm bảo trong bất cứ trường hợp nào.
Xem thêm:
Các thuế chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai