Bếp từ là dòng bếp sử dụng từ trường theo nguyên lý hoạt động của dòng điện Foucault (Fucô) để làm nóng xoong, nổi, sau đó làm mới làm nóng thức ăn bên trong nhưng mặt bếp vẫn khá nguội. Trên mặt bếp từ có chữ “induction”.
Bếp điện từ là loại bếp kết hợp giữa vùng nấu từ và vùng nấu hồng ngoại (vùng nấu điện) trên cùng một bếp. Bếp có hai vùng nấu riêng biệt, một vùng sẽ hoạt động theo nguyên lý của bếp từ và vùng còn lại sẽ hoạt động như bếp điện
Sự khác biệt giữa bếp từ và bếp điện từ còn ở trong cách thức hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ:
Bếp từ ứng dụng nguyên lý từ trường của Faraday từ thế kỷ 19 vào việc nấu nướng. Cuộn dây sinh từ được đặt bên trong bếp, đặt dưới mặt bếp là một tấm kính cách điện. Khi bật bếp, cuộn dây cảm ứng từ này sẽ sinh ra dòng từ trường, dòng từ trường này chỉ tác dụng với các loại nồi nhiễm từ nằm trong phạm vi cuộn dây. Nồi tự nóng lên và làm chín thức ăn bên trong nồi, gần như không có sự thất thoát năng lượng ra môi trường, hiệu suất bếp từ đạt được lên đến 90%, tiết kiệm điện năng tuyệt đối cho gia đình. Với nguyên lý hoạt động như vậy, bếp từ rất kén nồi, bếp chỉ sử dụng được với các loại nồi có đáy nhiễm từ, không sử dụng được với các loại nồi sành sứ, thủy tinh,… Bên cạnh đó với đặc điểm nóng lên và nguội nhanh chóng, không tỏa nhiệt ra môi trường nên bếp không gây nóng cho người sử dụng.
Ưu điểm của bếp từ: Nấu nhanh, không nóng, độ an toàn gần như tuyệt đối với người sử dụng. Bếp từ còn có khả năng tiết kiệm điện nhất so với các dòng bếp thông thường khác. Độ bền của bếp từ cũng được đánh giá là dòng sản phẩm đầu bảng hiện nay.
Nhược điểm của bếp từ: Bên cạnh nhưng ưu điểm nổi trội thì bếp từ vẫn có một nhược điểm nhỏ đó là kén xoong nồi đun nấu, nhưng nhược điểm này bạn vẫn có thể khắc phục được bằng cách thay bộ nồi dùng cho bếp từ, đa phần với mỗi sản phẩm bếp từ khi bạn mua đều sẽ được tặng một bộ nồi inox dùng cho bếp từ.
Nguyên lý của bếp điện ( bếp hồng ngoại)
Bếp điện hay còn gọi là bếp hồng ngoại ( bếp điện ) sinh nhiệt bằng bức xạ ánh sáng từ những bóng đèn halogen hoặc bức xạ nhiệt của các mâm nhiệt làm từ sợi carbon (giống như nhiệt lượng bức xạ của mặt trời tạo ra sức nóng, nhưng nhiệt lượng lớn hơn, thường là 250-600°C , đủ nấu chín thực phẩm). Khi bật bếp, những bóng đèn halogen phát ra nhiệt lượng rất lớn và đi qua mặt kính, truyền đến đáy nồi, làm chín thức ăn. Cơ chế nóng lên từ từ khiến bếp hồng ngoại rất phù hợp với những món ăn yêu cầu nhiệt độ thấp và thời gian nấu lâu như ninh, hầm,..
Bếp điện có một ưu điểm lớn đó là không kén xoong nồi, vì vậy, khi chuyển từ bếp ga sang bếp điện, chị em có thể tận dụng hết tất cả các xoong nồi cũ của gia đình như thủy tinh, sành sứ… Bếp điện không tạo ra phản ứng đốt cháy O2 nên khi nấu nướng sẽ vẫn giữ cho xoong nồi luôn sáng như mới và không tạo ra CO2 giúp bảo vệ môi trường. Tuy không có khả năng tự động nhận dạng đáy nồi để sinh nhiệt như bếp từ nhưng các loại bếp điện hiện đại có thiết kế với 2 vòng nhiệt : Vòng nhỏ và vòng to với kích thước khác nhau để phù hợp sử dụng cho những loại xoong nồi kích thước đa dạng của các gia đình.
Bếp điện cũng có nhược điểm đó là: Sau khi nấu nướng mặt kính vẫn còn nóng nên cần chú ý, nếu chạm vào vùng nấu rất dễ bị bỏng. Ngoài ra nguyên lý hoạt động của bếp điện như trên mà khi đun nấu cần nhiều thời gian để làm nóng mặt kính nên hiệu suất sẽ không cao bằng bếp từ chỉ đạt đến 65% nhiệt vào đáy nồi còn 35% nhiệt bị thất thoát ra bên ngoài
https://thutucdangky.com/tu-van/
Các bài viết liên quan: