Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Đối tượng mắc phải thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường là những người cao tuổi; tuy nhiên khoảng thời gian gần đây, căn bệnh này lại có xu hướng trẻ hóa khi được bắt gặp rất nhiều ở những người trong độ tuổi từ 25 đến 40.
Căn bệnh gây ra sự khó chịu, những cơn đau đớn và sự bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Có rất nhiều người nhầm bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng với đau lưng thông thường, vì mang tâm lý chủ quan với căn bệnh, không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Chính vì vậy mà nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả nặng từ bệnh như teo cơ, thậm chí không thể đi lại được, tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng còn là một căn bệnh dễ mắc phải nhưng lại khó chữa. Do đó, hãy cùng phòng khám JK Việt Nam tìm hiểu về căn bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống bệnh nhé!
Tham khảo: https://thammyvenus.vn/tiem-te-bao-goc-noi-khop/
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?
Trong cơ thể con người thường có 24 đốt sống, các đốt sống này không nối liền với nhau mà được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Đây là một phần vô cùng quan trọng, các đĩa đệm có vai trò chính là khoang ngăn cách, tránh cho các đốt sống va chạm trực tiếp với nhau khi chúng ta vận động, chúng giúp cơ thể cử động linh hoạt, uyển chuyển hơn và giảm sóc cho cơ thể.
Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm nhân nhầy và phần vỏ bao bọc nhân nhầy.
Thoát vị đĩa đệm là mô tả của hiện tượng vỏ bọc của đĩa đệm bị rách khiến cho nhân nhầy trong đĩa đệm bị chảy ra ngoài, lệch khỏi vị trí ban đầu rồi đi qua dây chằng gây chèn ép lên rễ dây thần kinh. Trên đốt sống, có nhiều vị trí có thể mắc phải tình trạng này, nhưng dễ gặp nhất là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
– Nguyên nhân tuổi tác: ở độ tuổi 50 trở lên, xương khớp, đĩa đệm trở nên lão hóa, hoạt động kém và rất dễ bị bào mòn, tổn thương.
– Do tính chất công việc: những người lao động nặng thường xuyên phải bê vác vật nặng, dễ gây tổn thương các đốt sống và dân văn phòng- những người phải ngồi làm việc liên tục hàng giờ trước máy tính.
– Do thói quen xấu và tư thế sai: sử dụng chất kích thích như rượu bia thuốc lá trong thời gian dài, chế độ ăn thiếu chất. Các tư thế còng lưng, cong lưng, ngồi vắt chéo chân,… gây biến dạng và ảnh hưởng xấu đến các đốt sống.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đau vùng thắt lưng và thần kinh liên sườn
Đây là triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng dễ nhận biết nhất. Những cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng và hông, lan theo hình vòng cung dọc theo dây thần kinh liên sườn. Người bệnh có cảm giác đau hơn khi vận động, nằm nghiêng, cúi ngửa, ho và khi đại tiện.
Đau nhức ở vùng thắt lưng và cơ liên sườn
Mất kiểm soát bàng quang và ruột
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra tình trạng rối loạn vùng cơ tròn, khiến người bệnh có triệu chứng rối loạn đại tiểu tiện. Người bệnh không tự chủ được việc đại tiểu tiện và mắc các chứng như tè dầm.
Teo cơ
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép, ngăn máu lưu thông đến các cơ, cơ bắp không tiếp nhận được chất dinh dưỡng sẽ yếu và teo dần gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, giảm khả năng lao động.
Teo cơ xảy ra ở người thoát vị đĩa đệm
Tê bì mông, bắp chân
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng làm tổn thương các dây thần kinh, gây ra cảm giác tê bì, mất cảm giác ở mông và bắp chân. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến bại liệt, mất khả năng đi lại.
Hiện tượng tê bì xảy ra thường xuyên ở bắp chân
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
-
Hạn chế khiêng vác các vật nặng, giữ tư thế chuẩn khi cúi xuống mang vác đồ vật, tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Tư thế mang vác vật nặng đúng và sai cách
-
Tránh ngồi lâu hàng giờ trước máy tính, nên có thời gian vận động nhẹ nhàng, giãn cơ, ngồi đúng tư thế, tránh vắt chân, gục mặt xuống bàn.
Tư thế ngồi làm việc đúng và sai cách
-
Chế độ ăn phong phú, đặc biệt ăn những loại thực phẩm như tôm, cá, hải sản, sữa bò,… để bổ sung nhiều canxi cho xương khớp chắc khỏe.
Canxi có nhiều trong cá, trứng, sữa, hải sản,…
-
Có chế độ luyện tập thể dục đều đặn từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tăng sức mạnh, sức bền, giữ tư thế chuẩn và cơ thể dẻo dai.
Các bài tập thể dục phù hợp cho người mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng
-
Kiểm tra sức khỏe 6 tháng/ lần để được chẩn đoán bệnh, có phác đồ điều trị kịp thời và phù hợp tránh những biến chứng nặng nề về sau.
Kết luận:
Trên đây là những thông tin tổng hợp của phòng khám JK Việt Nam về bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh.
Hy vọng giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng để có những phát hiện kịp thời về sức khỏe bản thân để có cách điều trị phù hợp, đồng thời biết thêm về những cách phòng chống căn bệnh này hiệu quả nhất.
phòng khám JK Việt Nam chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Đọc thêm: Rạn da bụng ở nam giới – nguyên nhân và cách khắc phục
Đọc thêm: Cơ mặt bị chảy xệ và chữa trị bằng công nghệ Tái cấu trúc ngoại vi – Trẻ hóa
Các bài viết liên quan: