Tin tức

Cấu tạo của ván khuôn thép xây dựng

Trong xã hội hiện đại, hàng nghìn công trình xây dựng đồ sộ mọc lên như nấm. Khung cảnh nông thôn đã dần được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng. Để công trình hoàn thiện đảm bảo tiến độ và chất lượng không thể thiếu sự hỗ trợ từ những tấm ván khuôn thép

Đôi nét về ván khuôn thép xây dựng

Trong ngành xây dựng, các công cụ truyền thống đã được thay thế bằng những công nghệ kỹ thuật cao giúp giảm và tối ưu hóa công việc. Để có một tòa nhà mang cấu trúc đẹp, kiên cố, hiện đại thì cần nền móng và khung vững chắc, sự hỗ trợ của cốp pha thép cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

Ván khuôn thép còn có tên gọi khác là cốp pha thép hay coppha thép. Chức năng của ván khuôn là tạo ra khối bê tông cứng cáp trong các công trình xây dựng. Chúng được sử dụng ở những vị trí với kết câu như dầm, cột, móng, tường, sàn. 

Cấu tạo của ván khuôn thép định hình trong xây dựng

Hệ ván khuôn: có công dụng là chứa khối vữa lỏng và tạo hình kết cấu bê tông theo tiêu chuẩn của công trình đạt về  độ cứng và thẩm mỹ. Hiểu đơn giản hệ ván khuôn là một phần trong hệ khuôn đúc của cốp pha. Phần này được hợp từ các bộ phận như: vá khuôn, hệ giằng cột, ván khuôn,… 

Hệ chống đỡ chịu lực: Chúng ở vị trí bên ngoài hoặc phía dưới của tấm khuôn trong hệ thống cốp pha thép định hình. Nhiệm vụ của phận này là chịu lực cho toàn bộ hệ khuôn đúc. Hệ chống đỡ chịu lực bao gồm các bộ phận: giằng, gông, chống, văng,.. 

Thông số kỹ thuật của ván khuôn thép

  • Chiều dài có kích thước tiêu chuẩn: 600 – 900 -1200 – 1500 – 1800mm..
  • Chiều rộng có kích thước tiêu chuẩn: 200 – 250 – 300 – 350 – 400 – 450 – 500mm…
  • Mặt thép của cốp pha có độ dày 2ly
  • Các thanh la trong bộ khung sườn cốp pha thép mang độ dày là 2,5ly. 
  • Độ dày của ván thép thường là: 55mm
  • Mỗi tấm ván khuôn phải được sơn lớp thép chống gỉ để ngăn cản quá trình oxy hóa hay rỉ sét. 
  • Các phụ kiện liên kết khác có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu như: chốt con sâu, V góc, bộ chống xiên,.. 
  • Cấu tạo hợp lý giúp quá trình lắp ghép đơn giản

Những ưu và nhược điểm của ván khuôn thép khi sử dụng trong xây dựng

Ưu điểm: 

  • Ván khuôn thép định hình giúp tạo kết cấu bê tông thành hình dạng nhất định với kích thước phù hợp với thiết kế công trình. 
  • Ván khuôn thép được chế tạo từ vật liệu thép là chủ yếu nên sẽ tăng cường độ bền hơn, cải thiện tuổi thọ đáng kể so với ván khuôn gỗ, không bị mục nát,… 
  • Cách lắp đặt đơn giản, không đòi hỏi người công nhân phải có trình độ chuyên môn cao. Chỉ cần dựng khung hình và sau đó nối các khớp vít lại với nhau. 
  • Ván khuôn thép được đúc chính xác từng chi tiết để cho ra hình dạng đạt tiêu chuẩn, phù hợp trong xây dựng
  • Giảm thời gian tiến hành thi công, tiết kiệm được chi phí cho chủ đầu tư

Nhược điểm: 

  • Chi phí để sản xuất ra ván khuôn thép định hình đắt hơn so với chi phí đầu tư các loại ván khuôn khác 
  • Có trọng lượng khá nặng nên sẽ gặp khó khăn trong di dời

Những yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất ván khuôn thép

  • Cần phải sản xuất đúng theo kích thước tiêu chuẩn, tương thích với thiết kế của công trình
  • Chất lượng của ván khuôn thép cho độ bền vượt trội, ổn định, không cong vênh, không rỉ sét
  • Ván khuôn phải được thiết kế cấu trúc hướng tới sự đơn giản, tiện dụng, dễ dàng lắp ghép nhanh chóng
  • Chất lượng vật liệu đảm bảo để có thể sử dụng lại nhiều lần

Trên đây là một số thông tin về ván khuôn thép, cấu tạo chức năng và yêu cầu kỹ thuật của thiết bị này. Hy vọng qua bài này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ván khuôn thép từ đó có những ứng dụng phù hợp nhất. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Xe nâng 3 chiều có gì đặc biệt? Tìm hiểu ngay

Điểm cộng đắt giá của biệt thự kiền kề Vinhomes Cổ Loa

Bookmark and Share Các bài viết liên quan:
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phổ biến

To Top